Tháng 10 năm 1967, một nhóm các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đã tụ họp tại Paris để dự một hội nghị với cái tên giản dị Hội nghị về Khối lượng và Đo lường. Những người tham gia đã đồng tình thay đổi các quan niệm cốt lõi về thời gian.
Trong lịch sử loài người, thời gian phần lớn được tính bằng cách theo dõi nhịp điệu của các thiên thể. Và một ngày đơn giản là khoảng thời gian giữa hai thời điểm Mặt trời lên đỉnh. Song cách đây khoảng 63 năm, khi công cụ đo thời gian dần trở nên chính xác hơn, chúng ta bắt đầu nhận ra các khiếm khuyết trong cách đo đạc thời gian nhờ quan sát bầu trời.
Truyện kể vào năm 1583, khi cậu sinh viên 19 tuổi Galieo Galie của Đại học Pisa tham dự một buổi cầu nguyện tại nhà thờ, mơ màng trên băng ghế dài và bỗng thấy một trong số các ngọn đèn thờ lắc qua lại. Trong lúc các bạn đồng môn chăm chú đọc Kinh Tin Kính, cậu sinh viên như bị thôi miên bởi chuyển động đều đặn của ngọn đèn. Cho dù vòng cung lớn đến đâu, dường như chiếc đèn luôn mất cùng một khoảng thời gian để dao động. Khi vòng cung thu ngắn, tốc độ của chiếc đèn cũng giảm đi tương ứng. Để kiểm chứng quan sát của mình, cậu bèn đo lường dao động của chiếc đèn bằng thứ đồng hồ đáng tin nhất mà cậu có: nhịp tim.
Trong 20 năm tiếp theo, câu chuyện về chiếc đèn lắc lư vẫn hiện hữu trong tâm trí Galie. Càng ngày ông càng bị ám ảnh bởi động lực học và việc các vật thể di chuyển trong không gian, vì thế ông quyết định tạo ra một con lắc để tái hiện những gì mình quan sát được ở Nhà thờ. Ông nhận ra: “Đặc tính kỳ diệu của con lắc là tạo ra mọi dao động, dù lớn hay nhỏ, trong các khoảng thời gian bằng nhau.”
Sau 58 năm mày mò, linh cảm chậm của Galileo về “đặc tính kỳ diệu” của con lắc rốt cuộc đã định hình. Ý tưởng này nằm ở giao điểm của nhiều lĩnh vực và mối quan tâm: hồi ức của Galileo về chiếc đèn, nghiên cứu của ông về chuyển động và các vệ tinh của Mộc tinh, sự trỗi dậy của ngành hàng hải toàn cầu và nhu cầu mới về những chiếc đồng hồ chính xác tới từng giây. Vật lý, thiên văn học, hàng hải và mơ mộng thuở nào của chàng sinh viên trẻ: tất cả các dòng chảy khác nhau này đã hội tụ trong ông. Với sự hỗ trợ của người con trai, Galileo bắt tay vào xây dựng kế hoạch tạo ra chiếc đồng hồ quả lắc đầu tiên. Cuối thế kỷ sau, đồng hồ quả lắc đã phổ biến khắp châu Âu, nhất là tại Anh. Khi nghĩ về công nghệ đã tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp, đừng quên tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ quả lắc lặng lẽ đếm giờ.

Hãy thử tưởng tượng về một lịch sử thay thế, nơi bất luận thế nào, công nghệ đếm giờ cũng không thể bắt kịp sự phát triển của các loại máy móc khác cùng thời. Liệu cách mạng công nghiệp có bùng nổ? Hơn bất cứ thứ gì khác, đời sống công nghiệp mới cần thời gian đồng hồ để điều chỉnh một ngày làm việc mới.
Ngày nay, hầu hết các nước phát triển – và ngày càng nhiều người ở các nước đang phát triển – đều thích nghi với chế độ làm việc theo giờ nghiêm ngặt từ khi còn nhỏ.
(Tác giả: Sơn Nguyễn)