Tại sao ta khó cưỡng lại được đường?
Cảm giác ngọt ngào từ đường
Đường – một thứ kỳ lạ. Cơ thể chúng ta chẳng cần đến nó, nhưng lại yêu thích nó một cách mãnh liệt.
Tại sao vậy? Bởi vì cơ thể coi đường như “món ăn tuyệt hảo”. Ngay trên lưỡi, ta có những nụ vị giác riêng để cảm nhận vị ngọt. Và mỗi lần ăn đường, trung tâm khoái cảm trong não lập tức bùng nổ, tạo cảm giác sung sướng tức thì.
Cơ thể yêu thích đường vì sao?
Về bản chất, đường giúp cơ thể tiết kiệm công sức tiêu hóa.
Một quả táo cũng cung cấp năng lượng như một thìa đường, nhưng phải mất hàng giờ để phân giải. Còn đường tinh luyện? Nó đi thẳng vào máu, gần như ngay lập tức.
Glucose – một loại đường đơn, với công thức hoá học C₆H₁₂O₆ – xuất hiện trong hầu hết bộ phận của cây: từ hoa, lá, rễ, đến trái chín, đặc biệt là nho chín.
Glucose rất cần thiết cho sự sống, kể cả con người. “Đường huyết” (blood sugar) chính là lượng glucose trong máu của chúng ta.

Nhưng trong 99% lịch sử loài người, đường tinh luyện hầu như không tồn tại. Nếu không may mắn vớ được tổ ong, tổ tiên chúng ta chẳng có cơ hội ăn đường nhiều như bây giờ.
Ngày nay, đường tràn ngập trong thực phẩm. Và cơ thể ta, vốn chưa từng quen với sự dồn dập này, không thể tự phòng vệ.
Sự nguy hiểm từ đường
Đường quá nhiều cộng với lối sống ít vận động dẫn đến đủ thứ rắc rối: vòng eo phình to, tiểu đường, bệnh tim, suy giảm trí nhớ Alzheimer, thậm chí cả ung thư.
Riêng Alzheimer – một dạng mất trí nhớ phổ biến – không phải là “chuyện người già” đơn giản. Nó huỷ hoại khả năng ghi nhớ và tư duy đến mức cản trở cả sinh hoạt thường ngày.
Hiện nay ở Mỹ có hơn 5 triệu người đang sống chung với căn bệnh này, và con số sẽ còn tăng khi dân số già đi.

Làm sao để tránh tăng đường huyết đột ngột?
Thế nên, câu hỏi lớn là: Làm sao tránh được sự tăng vọt đường huyết sau mỗi bữa ăn?
Các thực phẩm chứa đường tinh luyện và tinh bột tinh chế dễ làm tăng đột ngột lượng đường trong máu. Ngược lại, ngũ cốc nguyên cám, đậu và rau giúp duy trì mức đường huyết ổn định. Thay vì thực phẩm nhiều đường, hãy chọn các thực phẩm tự nhiên như ngũ cốc nguyên cám, đậu và rau để giữ cơ thể khỏe mạnh và duy trì mức đường huyết ổn định.
Sơ đồ tham khảo thêm
Nếu bạn hứng thú hãy tham khảo thêm biểu đồ dưới đây để thấy phản ứng đường huyết trong cơ thể:

- blood sugar spike from sugary: lượng đường trong máu tăng đột biến từ đường
- blood sugar spike from refined carbs: lượng đường trong máu tăng đột biến từ tinh bột
- modest blood sugar release from whole grains, pulses and vegetables: lượng đường trong máu tăng vừa phải từ ngũ cốc, các loại hạt và rau
- RED ZONE (LOW BLOOD SUGAR): đường máu thấp
- BLOOD SUGAR GREEN ZONE (Normal blood sugar zone): vùng chấp nhận của lượng đường máu
Khi đường huyết tăng vọt, tuyến tuỵ phải tiết insulin để “gom” lượng đường thừa, biến thành mỡ dự trữ. Nhưng sau đó, đường trong máu tụt mạnh, cơ thể lại phát tín hiệu đói, khiến ta cứ ăn mãi không thôi.