Thoát khỏi cơn lốc lo âu bằng mẹo nhỏ hiệu quả

Bạn có bao giờ cảm thấy tâm trí mình như một cơn lốc xoáy tràn ngập lo âu, cuốn đi hết mọi suy nghĩ bình tĩnh?
Khi chúng ta cứ mãi lo lắng về một chuyện chưa xảy ra, bộ não – cụ thể là vùng Hạch hạnh nhân mang tên Amygdala – sẽ bật chế độ cảnh báo đỏ. Lúc này, phần lý trí tạm thời “tắt đèn”, để mặc bạn lặp đi lặp lại những nỗi sợ, dù là chuyện không có thật hay những kịch bản tồi tệ do bạn tưởng tượng ra.

Nghiên cứu cho thấy: Hạch hạnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý ký ức, ra quyết định và phản ứng cảm xúc (như sợ hãi, lo âu và tức giận).

Khi hoạt động quá mức, nó là một trong những yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu.

Hạch hạnh nhân

Không chỉ vậy, nếu cứ day dứt về những điều đã qua, những sai lầm hay cơ hội bạn đã bỏ lỡ, chúng ta sẽ đẩy bản thân vào trạng thái buồn bã kéo dài. Cứ mỗi lần nghĩ như vậy, những kết nối trong não lại mạnh lên, và dần dần tạo thành con đường mòn đầy lo lắng đen tối quen thuộc, khó mà thoát ra được nó.

Nhưng tin vui là: chúng ta có thể luyện cho não tạo ra con đường mới, bình yên hơn.
Bằng cách:

  • Tập thói quen suy nghĩ bình tĩnh luyện tập yoga, hit thở, thiền định là cách giúp não bộ quen với những suy nghĩ, lối sống bình tĩnh.
  • Làm một việc gì đó đơn giản, khi bạn phát hiện ra mình sắp nổi đoá hay đang chớm lo lắng điều gì đó thì hãy giải quyết một vấn đề nhỏ nào đó trong cuộc sống như dọn dẹp nhà của, trang trí lại bàn ăn,… để kích hoạt lại phần lý trí.
  • Tập trung vào điều cụ thể bên ngoài, khi bạn đã rơi vào vòng xoáy lo âu thì hãy thử đúng lên làm điều gì đó cụ thể như đếm lá trên cây chẳng hạn, điều đơn giản này giúp não rời khỏi vòng xoáy suy nghĩ tiêu cực.

Ngoài ra bạn có thể thực hiện một số kỹ thuật tự trấn an bản thân, những kỹ thuật này đều đã được khoa học chứng minh là hiệu quả.

  • Tự chạm – Tapping (EFT) hoặc chạm nhẹ vào tim, mặt. Ví dụ: Đặt tay lên tim, má, hoặc vai; nhẹ nhàng vỗ nhẹ (tapping) vào các điểm trên cơ thể.
  • Viết ra suy nghĩ (Journaling). Viết ra những lo lắng, sau đó viết tiếp câu trả lời: “Mình có thể làm gì lúc này?”
  • Chuyển động nhịp nhàng (gentle movement). Ví dụ: Yoga nhẹ, đi bộ chậm, lắc vai, vươn tay.
  • Grounding – Kỹ thuật neo về hiện tại. Ví dụ: Đặt câu hỏi như “Tôi đang ở đâu?”, “Tôi đang làm gì?”, “Tôi đang nghe/nhìn/ngửi thấy gì?”
  • Thở chậm, kéo dài thở ra (Prolonged Exhale Breathing). Hít vào 4 giây, thở ra 6–8 giây, lặp lại 1–2 phút.

Chỉ cần kiên nhẫn rèn luyện, bạn sẽ thấy mình dần thoát khỏi những cơn lốc lo âu ấy.

Comments
All comments.
Comments

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.