Tại sao tôi thích ăn vặt?

Tôi muốn ăn uống lành mạnh, nhưng tại sao tôi lại thèm ăn vặt?

Thực ra chúng ta phải thường xuyên chống lại cảm giác thèm ăn điên cuồng của mình vì cơ thể chúng ta, về mặt sinh học, được lập trình để thèm khát đường, mỡ và muối nhằm sinh tồn trong những thời kỳ đói kém.

  • Đường cung cấp nguồn năng lượng nhanh chóng.
  • Mỡ là nhiên liệu cô đặc, dự trữ lâu dài.
  • Muối cần thiết để cân bằng dịch cơ thể.

Đối với tổ tiên săn bắn – hái lượm của chúng ta, những thực phẩm này cực kỳ khó kiếm. Và không có một thực phẩm tự nhiên nào chứa cả ba thành phần hấp dẫn đó cùng lúc.
Vì vậy, khi bạn nhìn thấy một chiếc bánh mỳ kẹp thịt (burger) – với bánh mì ngọt, nước sốt có vị đường, và miếng thịt chứa đầy mỡ và muối – cơ thể bạn kích hoạt một cơn thèm khát sinh học cực mạnh, dồn dập đòi hỏi cả ba này thứ cùng lúc.

Ngoài ra, ăn các thực phẩm “ngọt – béo – mặn” này còn tạo ra một liều dopamine – một loại hormone khiến bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, tương tự như cảm giác khi bạn trúng số hoặc đội bóng yêu thích giành chiến thắng.

Dopamine là một trong những chất dẫn truyền thần kinh chủ chốt của não bộ. Với lượng vừa phải, dopamine rất có lợi cho cơ thể và tâm trạng. Nó giúp truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh, thúc đẩy cảm giác tích cực và động lực.

chất dẫn truyền thần kinh domamine

Chính vì khả năng mang lại cảm giác “dễ chịu ngay lập tức”, dopamine cũng liên quan chặt chẽ tới cơ chế gây nghiện.
Do đó, việc thèm đồ ăn vặt không chỉ là câu chuyện về ý chí – mà còn là một phản ứng sinh học tự nhiên.

Có một tin vui là:
Chúng ta có thể khuyến khích cơ thể sản xuất dopamine một cách lành mạnh – thông qua các hoạt động như tập thể dục, thiền, yoga, sáng tạo nghệ thuật… thay vì lạm dụng đồ ăn nhanh. Khi cơ thể bạn cảm thấy thoải mái vui vẻ một cách lành mạnh thì nhu cầu thèm khát đồ ăn vặt cũng sẽ giảm đi. Thật tuyệt vời phải không nào?!

Comments
All comments.
Comments

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.